Nuôi tôm trong nhà lưới là một trong những thắng lợi trong ngành nuôi trồng thủy sản. Những năm gần đây, nông dân các tỉnh Miền Tây như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Kiên Giang… đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng nghệ cao vào nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, từng bước đối phó thiên tai, biến đổi khí hậu, kiểm soát dịch bệnh, làm chủ kỹ thuật, cho tỷ lệ thành công cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha/vụ.
Bên trong nhà lưới, các ao nuôi đều lót bạt dưới đáy, nguồn nước mặn được xử lý bằng một ao lắng rồi mới đưa vào ao nuôi. Trong mỗi ao đều có quạt nước và ống bơm oxy hoạt động suốt 24 giờ nhằm cung cấp đầy đủ lượng oxy cho tôm phát triển. Thêm vào đó, việc sử dụng thêm lưới che nắng trong nuôi thủy sản giúp nhiệt độ ao được giữ ở mức ổn định cho sự phát triển của tôm.
Để phát triển nghề nuôi tôm bền vững: Trước hết là môi trường để tôm phát triển tốt, nhất thiết phải cung cấp oxi đầy đủ và có lưới che nắng cho ao tôm để nước trong ao không quá nóng gây chết tôm. Vì tôm rất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ cao của mặt trời.
– Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt nắng nóng kéo dài khiến tôm chậm lớn
– Khí hậu mùa nắng ở miền Nam thường dao động ở 38 đến 40 độ C
– Đồng thời môi trường ao hồ thường xuyên nhiễm bệnh, nhất là tảo.
Sự cần thiết của lưới che nắng trong mô hình nuôi tôm trong nhà lưới:
Nuôi tôm trong nhà lưới có nhiều ưu điểm như dễ kiểm soát, tôm nuôi tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt là tôm thương phẩm sau thu hoạch bóng và đẹp nên được các công ty chế biến tôm xuất khẩu thu mua với giá cao so với thị trường.
Tăng giá trị sản phẩm:
Ưu điểm nổi bật của mô hình này là truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo hoàn toàn từ nguồn tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn; Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do quy trình nuôi ứng dụng công nghệ vi sinh, không sử dụng chất kháng sinh giúp xuất khẩu vào bất kỳ thị trường nào khó tính nhất; Có năng suất cao, ổn định và giảm diện tích đất sử dụng.
Kiểm soát tốt nhiệt độ:
Khi sử dụng lưới che nắng trong nuôi tôm, diện tích che từ 60-90% tùy nhu cầu sử dụng của người canh tác. Mô hình này giúp chủ động thực hiện việc kiểm soát nhiệt độ, kiểm soát môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động bất lợi ngoài môi trường tự nhiên nên giảm thiểu bệnh dịch, đảm bảo an toàn sản xuất, giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng, tạo điều kiện nuôi thâm canh và thâm canh cao, chủ động được thời điểm thu hoạch, nhờ đó đồng thời giải quyết được cả 2 mục tiêu là năng suất và chất lượng tôm thương phẩm, sau đó là giá cả, và cuối cùng là “suất lợi nhuận” trên một đơn vị diện tích ao nuôi cũng như trên đồng vốn đầu tư.
Hạn chế dịch bệnh:
Kỹ thuật này đang dần thay thế các mô hình nuôi tôm truyền thống: phát triển nuôi tôm không kiểm soát, nằm ngoài quy hoạch, dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước…
Mô hình nuôi tôm trong nhà lưới có nguồn nước tự nhiên, sau khi lắng lọc, đưa vào ao nuôi, rồi được xử lý bằng hóa chất, kháng sinh tạo pH, kiềm, vi sinh cho tôm nuôi. Do nước ao nuôi hoàn toàn nhân tạo và hạn chế được ảnh hưởng bên ngoài tự nhiên, nên môi trường ao nuôi trong mô hình này rất ổn định, đồng thời tăng hiệu quả khi điều chỉnh môi trường ao nuôi.
Mô hình này có thể hạn chế 70% lây lan của mầm bệnh. Chính nhờ các ưu điểm này, nên có thể thả tôm mật độ cao từ 200 – 400 con/m2, có thể nuôi từ 3 – 4 vụ/năm, tôm nuôi lớn nhanh, đạt năng suất cao hơn.
Ngoài ra, khi sử dụng lưới che thủy sản trong việc nuôi tôm trong nhà kính còn có công dụng hạn chế nước mưa rơi xuống làm giảm độ mặn của ao nuôi.
Cách chọn lưới che nắng:
Tú phương khuyên bạn nên sử dụng lưới che nắng có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan. Với nguyên liệu chính là sợi HPDE nhựa nguyên chất, lưới che chắn Đài Loan có độ dẻo dai và độ đàn hồi rất tốt, có thể chống chịu được nhiệt độ mùa hè mà không bị nóng chảy. Ngoài ra, còn bền với nước mưa và ánh sáng mặt trời cùng các điều kiện tác động khác của môi trường ngoại cảnh
Trong mô hình nuôi tôm trong nhà lưới, lưới che nắng nên đặt cách mặt nước 0.8m – 1m để:
- Che nắng 70%, cắt giảm ánh nắng và tác động của ánh nắng trực tiếp lên mặt hồ
- Hạn chế tối đa sự phát triển của tảo
- Tảo là tác nhân chính hạn chế sự thay đổi môi trường ao phòng thời tiết thay đổi khi nắng lên đột ngột làm tăng nhiệt độ dưới ao,
- Hạn chế nước mưa rơi xuống làm giảm độ mặn. Giúp ao duy trì độ mặn
- Hạn chế côn trùng
- Ngăn phân chim, dơi rơi xuống ao gây nhiễm bệnh ao nuôi
- ngoài ra đặc tính lưới lan nhẹ nên Dễ dàng thi công trên diệntích lớn, tháo lắp, độ bền cao.
- Ít bị ảnh hưởng của sức gió, phù hợp với mọi địa hình.